Tứ nhân bang
Tứ nhân bang

Tứ nhân bang

Tứ nhân bang (Tiếng Hoa giản thể: 四人帮, Tiếng Hoa phồn thể; 四人幫, bính âm: Sì rén bāng) hay còn được gọi là "bè lũ bốn tên" theo các phương tiện truyền thông của Việt Nam, là cụm từ để chỉ một nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bị nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho là cấu kết với nhau lộng quyền và để sát hại những Đảng viên không theo phe cánh từ Đại hội X của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó bị bắt và xét xử năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông mất. "Bè lũ bốn tên" là những thành viên hoạt động tích cực nhất Cách mạng Văn hóaTrung Quốc. "Bè lũ bốn tên" bao gồm: Giang Thanh (vợ Mao Trạch Đông), Trương Xuân Kiều, Diêu Văn NguyênVương Hồng Văn (Tiếng Hoa: 江青、張春橋、姚文元 và 王洪文).[1]Tứ nhân bang kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các giai đoạn sau của Cách mạng Văn hóa,[cần dẫn nguồn] mặc dù vẫn chưa rõ quyết định lớn nào là do Mao Trạch Đông đưa ra để nhóm này thực hiện, và đâu là do kế hoạch riêng của Tứ nhân bang.Tứ nhân bang, cùng với tướng Lâm Bưu qua đời năm 1971, được coi là hai "lực lượng phản cách mạng " chính của Cách mạng Văn hóa và bị chính phủ Trung Quốc chính thức quy trách nhiệm về những hành vi quá mức tồi tệ nhất của sự hỗn loạn xã hội xảy ra sau đó trong 10 năm. nhiều năm xáo trộn. Sự sụp đổ của họ vào ngày 6 tháng 10 năm 1976, chỉ một tháng sau khi Mao qua đời, đã mang đến những lễ kỷ niệm lớn trên đường phố Bắc Kinh và đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên chính trị hỗn loạn ở Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]Lúc Mao Trạch Đông đang hấp hối,[cần dẫn nguồn] một cuộc đấu tranh quyền lực nảy sinh giữa Tứ nhân bang và liên minh của Đặng Tiểu Bình, Chu Ân LaiDiệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai mất năm 1976, Hoa Quốc Phong được chính thức bổ nhiệm chức Thủ tướng Quốc vụ viện. Năm 1981, Tứ nhân bang bị đưa ra xét xử trước tòa với tội danh chống Đảng. Sau khi mãn hạn tù, Giang Thanh mất năm 1991, Vương Hồng Văn mất năm 1992, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên mất năm 2005.